DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP BRC
lsdncc@gmail.com
08:00 - 17:30
0976.228.883

Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh

1. Địa điểm kinh doanh là gì ? có được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố khác không

- Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. 

- Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

       Như vậy, từ ngày Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/10/2018 thì đã bãi bỏ việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, bây giờ doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục lập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây. 

2. Chuẩn bị khi thành lập địa điểm kinh doanh

*Tên địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 điều 40 Luật doanh nghiệp 2020 thì : “1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.”.

Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

 Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:

“ Ngoài tên bằng tiếng Việt địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt”.

“ Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp””. 

* Địa chỉ địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. 

*  Ngành nghề kinh doanh

Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không hiện ngành nghề kinh doanh. 

3. Thủ tục thành lập lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ thành lập ĐĐKD

Thành phần hồ sơ gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh
  • Giấy ủy quyền về việc thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho công ty (Trường hợp người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ và nhận kết quả)

Thông báo lập địa điểm kinh doanh gồm các nội dung sau:

a) Mã số doanh nghiệp;

 b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;

đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp phápkhác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối vớitrường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. 

Cơ quan giải quyết và thời hạn xử lý hồ sơ

* Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh- sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh

* Thời hạn xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

 - Với trường hợp mà hồ sơ thông báo lập địa điểm kinh doanh không hợp lệ. Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.

- Khi nhận Thông báo lập địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh doanh nghiệp cho doanh nghiệp. 

4. Thuế môn bài của địa điểm kinh doanh

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP thì người nộp lệ phí môn bài sẽ nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

Vậy khi lập địa điểm kinh doanh quý công ty cần phải đóng thuế môn bài cho địa điểm kinh doanh của mình tại nơi địa điểm kinh doanh có địa chỉ. Cách xác định mức thuế môn bài của địa điểm kinh doanh không giống như xác định bậc thế môn bài của công ty, không căn cứ vào số vốn điều lệ của công ty mẹ. Mức thuế môn bài của địa điểm kinh doanh theo quy định hiện nay là 1.000.000đồng/năm.

In bài viết
LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP BRC
Đ/c: Tầng 5, Tòa Nhà Khánh Hội, Đường Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng
ĐT: 0976 228 883
Zalo: 0976 228 883
Email: lsdncc@gmail.com
Web: http://thanhlapdn.com